Lịch sử và huyền thoại Phù Nam (tóm lược nhân vật)

Tác giả Huỳnh Anh, Th.09 24, 2019, 11:21 sáng

« Chủ đề trước - Chủ đề tiếp »

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Huỳnh Anh


Trận 48 trong quyết đấu thử thách 50 vòng NPC tại PTS online (Phe Phù Nam)

Phù Nam (tiếng Khmer: នគរវ្នំ, Phnom) là một quốc gia cổ trong lịch sử Đông Nam Á, xuất hiện khoảng đầu Công Nguyên, ở khu vực hạ lưu và châu thổ sông Mê Kông. Theo nhiều thư tịch cổ Trung Quốc, thì trong thời kỳ hưng thịnh, vương quốc này về phía Đông, đã kiểm soát cả vùng đất phía Nam Trung Bộ (Việt Nam), về phía Tây đến Thung lũng sông Mê Nam (Thái Lan), về phía Nam đến phần phía Bắc bán đảo Mã Lai.

Quốc gia này tồn tại cho đến khoảng nửa thế kỷ 7 (sau năm 627) thì bị sáp nhập vào lãnh thổ của Chân Lạp. Mãi đến thế kỷ 17-thế kỷ 18, phần lãnh thổ xưa kia được coi là trung tâm của Phù Nam, tách khỏi Chân Lạp để trở thành một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam, tức Nam Bộ ngày nay.

Yếu tố sắc tộc-ngôn ngữ của cư dân Phù Nam vẫn còn đang được tranh luận, chưa thể đưa ra được kết luận cụ thể từ các bằng chứng hiện có. Một số giả thuyết cho rằng đa phần dân cư Phù Nam nói các tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer, giả thuyết khác cho rằng Phù Nam là một xã hội đa sắc tộc.

Tên gọi:

Được biết đến trong các ngôn ngữ ngày nay của khu vực như là វ្នំ Vnom (Khmer) hay នគរភ្ Nokor Phnom (Khmer), ฟูนาน (tiếng Thái), tiếng Trung: 扶南; bính âm: Fúnán, tên gọi Phù Nam không được tìm thấy trong bất kỳ văn bản nào có nguồn gốc tại khu vực này trong thời kỳ đó, và người ta cũng không rõ người Phù Nam dùng tên gọi gì để nói tới chính thể của mình. Tên gọi Phù Nam trong tiếng Việt có lẽ là phiên dịch từ tên gọi tiếng Trung, do tên gọi 扶南 xuất hiện trong các thư tịch Trung Hoa khi mô tả về vương quốc này, và phần lớn các mô tả đó chủ yếu dựa trên báo cáo của hai sứ giả Trung Hoa là Khang Thái (康泰) và Chu Ứng (朱應) đã từng sống tại đây trong khoảng giữa thế kỷ 3 cho vua Đông Ngô ở Nam Kinh.

Chung quanh tên gọi Phù Nam hiện vẫn còn nhiều tranh cãi. Ý kiến được nhiều người tán đồng, đó là Phù Nam do chữ Fou Nan mà ra (gọi theo cách phát phát âm của người Trung Hoa). Từ ngữ này xuất phát từ ngôn ngữ Môn-Khmer cổ: bnam hay vnam, mà ngày nay được đọc là phnom, có nghĩa là núi hoặc đồi. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu văn khắc Claude Jacques chỉ ra rằng diễn giải này dựa trên sự phiên âm sai từ tiếng Phạn parvatabùpála trong các văn khắc cổ như là tương đương với từ Khmer bnaṃ và đồng nhất hóa sai lệch vua Bhavavarman I đề cập trong các văn khắc này như là người chinh phục Phù Nam. Jacques cũng đề xuất loại bỏ việc sử dụng tên gọi Funan trong các ngôn ngữ phương Tây và thay vì thế sử dụng các tên gọi như Bhavapura, Aninditapura, Shresthapura hay Vyadhapura, được biết đến từ các văn khắc đã từng được sử dụng vào thời gian đó để chỉ các đô thị trong khu vực và cung cấp ý tưởng chính xác hơn về địa lý của các khu vực Khmer cổ so với các tên gọi như Funan hay Zhenla (Chân Lạp), những tên gọi không được biết đến trong tiếng Khmer cổ.

Theo tác giả Lương Ninh thì một danh từ chung chỉ núi non không thể là nguồn gốc của tên đất nước, mà phải là cái khác, quý báu hơn: tên tộc người bản địa: Bnam. Theo đó các vua Phù Nam là những người thuộc dòng Vua Núi - Kurung bnam.

Kinh đô của Phù Nam, theo sách Lương thư và Tân Đường thư là thành Đặc Mục (特牧). Học giả G.Coedes cho đó là phiên âm của từ trong tiếng Phạn là Vyadhapura (pura:thành phố/kinh đô, Vyadha:người đi săn), và thành này ở gần ngọn núi Ba Phnom ở làng Banam, thuộc tỉnh Prey Veng (Campuchia) ngày nay[1][6]. Ngược lại, một số tác giả như Paul Pelliot (1903)[7], P. Dupont (1955), L. Malleret (1962) không tán thành thuyết đó, họ cho rằng kinh đô của Phù Nam có thể là Angkor Borei do nhiều hiện vật khảo cổ có niên đại và phong cách Phù Nam tìm thấy ở đây.

Lịch sử hình thành

Lịch sử hình thành Phù Nam được trùm phủ bởi các truyền thuyết và huyền thoại. Huyền thoại này được ghi vào bi ký và phản ánh gần như nhau trong các sách cổ Trung Hoa như Tấn thư, Nam Tề thư, Lương thư. Theo đó, thực thể này lần đầu tiên được người Trung Hoa ghi chép ở thế kỷ III, bắt đầu từ chuyến thăm của hai vị sứ thần là Khang Thái và Chu Ứng tới vương quốc họ gọi là Phù Nam. Rằng có một người từ Ấn Độ, Malay hay các vùng biển phía Nam nào đó tên là Hỗn Điền - Kaundinya được thần báo mộng, nhặt được cây cung ở dưới gốc cây và chỉ hướng đi thuyền lớn ra biển. Thuyền đến biển Phù Nam, dưới sự cai trị của một nữ hoàng là Liễu Diệp. Liễu Diệp cho người ra chống lại, Hỗn Điền giương cung bắn, tên xuyên qua mạn thuyền, Liễu Diệp sợ, xin hàng. Hỗn Điền cưới Liễu Diệp và cùng trị vì. Bia Champa Mỹ Sơn 3 (năm 658) kể một câu chuyện tương tự, nhưng nhuốm màu sắc huyền thoại hơn, thần thánh hóa ảnh hưởng của Hindu giáo với các tước hiệu, tên các vị thần và dòng dõi các tộc cổ xưa có liên hệ với châu thổ sông Hằng.

Như vậy, dù câu chuyện về sự lập nước diễn ra như thế nào đi nữa, diễn ngôn của nó phản ánh sự tương tác giữa những người bản địa với những người từ bên ngoài (Ấn Độ), mang theo các yếu tố mà trong nhiều thập kỷ, học giả phương Tây gọi là nhân tố "Ấn Độ hóa" như tôn giáo, thiết chế chính trị, nghệ thuật, luật pháp... Còn Liễu Diệp, vị nữ hoàng bản địa có lẽ là thủ lĩnh của một bộ lạc mà sử Trung Hoa mô tả là "còn trần truồng" . Tuy vậy, chắc chắn các nhóm bản địa đã đóng vai trò năng động trong quá trình hình thành nên thực thể chính trị này, chứ không đơn thuần là kết quả của quá trình tương tác ngoại lai. Sự kết hợp này do đó mở đầu cho vương triều Phù Nam, vương quốc mà ngay cả phổ hệ của những người đứng đầu vẫn còn là một thách thức đối với các sử gia.

Nữ vương Liễu Diệp / Diệp Liễu ( 柳葉 / 葉柳女王) Nữ vương đầu tiên của vương quốc Phù Nam trị vì những năm 68



Hỗn Điền / Hỗn Tu/ Kiều Trần Như I 混塡 (Hùntián) / 混湏 (Hùnhuì) 憍陳如一世 (Qiáochénrú I). Người nước Kích (激國) mộng thấy thần linh cho haichiếc cung và lệnh cho ông lên thuyền vượt biển ra đi. Vào một buổi sáng, Hỗn Điền đến ngôi đền thờ thần và ông phát hiện ra chiếc cung dưới một gốc cây. Được cung thần, ông lên thuyền nhắm hướng Phù Nam.
*Không có quá nhiều tư liệu viết về Kích Quốc, nhưng có thể giải thích là một vương quốc xa xôi*



Tranh quyền, đoạt vị- biến cố quốc gia Phù Nam

Con cháu Hỗn Điền thừa kế ngai vàng cho đến khi vua 混盤況 Hỗn Bàn Huống qua đời. Người trong nước ấy bèn đưa vị đại tướng của ông là范師蔓 Phạm Sư Mạn lên ngôi. Phạm Sư Mạn bị ốm. Con trai của người chị gái cả là 范旃 Phạm Chiên thừa kế ngai vàng, và đã giết chết người con trai cả của Phạm Sư Mạn là 范金生 Phạm Kim Sinh. Mười năm sau, người con trai út của Phạm Sư Mạn là 范長 Phạm Trường, đã nổi loạn và đã dùng dao đâm vào bụng Chiên Mộ cho đến chết và nói: "Ngươi đã giết chết anh trai ta, giờ đây, ta giết ngươi để trả thù cho anh trai ta". Sau đó viên đại tướng 范尋 Phạm Tầm đã giết chết Trường. Người dân trong nước tôn ông lên làm vua. Những sự kiện này xảy ra dưới thời nhà Ngô (222-280) và Tấn (265 - 419).  

Quyển sách đầu tiên đề cập đến Vương quốc Phù Nam là Dị vật chí của Dương Phù thời Đông Hán (25-220).

Kế đến là Ngô thư thời Tam Quốc (220-280). Theo sách này thì vào tháng Chạp năm Xích Ô thứ 6 (243), vua Phù Nam là Phạm Chiên có sai sứ đến dâng nhạc công và phương vật cho vua Ngô là Tôn Quyền (182 - 252).

Thời gian sau, khi đánh chiếm Giao Châu và Cửu Chân, vua Ngô cũng đã sai người đến các nước phương Nam; thì các nước là Phù Nam, Lâm Ấp (Chămpa), Minh Đường thảy đều sai sứ đến dâng cống.

Lương thư còn cho biết vua Ngô là Tôn Quyền đã sai Chu Ứng (Tchou Ying) và Khang Thái (Kang Tai) đi sứ các nước phía Nam, trong số đó có Phù Nam. Sau khi đi sứ về, Khang Thái có viết quyển Phù Nam thổ tục còn gọi là Phù Nam truyện.

Các sách có niên đại muộn hơn vào các thế kỷ 6 và 7 như Trần thư, Tùy thư, Thông điển, Tân Đường thư... đều có ghi chép về đất nước Phù Nam. Trích một vài đoạn:





 
 
Trì Lê Đà Bạt Ma (Sri Indravarman) 持梨陀跋摩 (Trị vì 434-440, trước đó là vua Chiên Đàn trị vì). Khi Trì Lê Đà Bạt Ma lên ngôi đã tiếp tục đẩy mạnh quan hệ bang giao và thương mại với Trung Hoa. Tống thư cho biết, các sứ bộ Phù Nam sang triều cống nhà Tống những phẩm vật địa phương vào các năm 434, 435, 438. (Trích từ Phật giáo vùng Mê- Kông, lịch sử và hội nhập, tr.48)



Xà Gia Bạt Ma - Jayavarman 闍耶跋摩 (Trị vì 484-515). Dưới triều Vĩnh Minh thứ 2, Nam Tề (479-501), vua Phù Nam là Jayavarman ủy nhiệm cho một vị hòa thượng Ấn Độ là Sakya Nagasena ( Sà Kỳ Na Già Tiên) đi sứ sang Nam Tề dâng biểu văn với lời lẽ nhún nhường, xin Hoàng đế Trung Quốc xem xét phong tục văn hóa mà giáp cho Phật pháp hưng thịnh vì rằng hiện tăng chúng tụ tập ngày càng đông, pháp sự ngày càng được mở rộng. Và vua Jayavarman hiến dâng cho Hoàng đế Trung Hoa một pho tượng Long Vương bằng vàng, một pho tượng Phật bằng bạch đàn (Trích từ Phật giáo vùng Mê- Kông, lịch sử và hội nhập, tr.48)



Lưu Đà Bạt Ma (Rudravarman)留陁跋摩 (trị vì 514-545, vị vua cuối cùng của Phù Nam) Con trai thứ của Jayavarman, hoạt động ngoại giao và thương mại giữa Phù Nam và Trung Hoa vẫn được duy trì. Vị vua này vẫn tiếp tục cử phái bộ sang Trung Hoa vào những năm 517, 519, 520, 530, 535 và 539. Theo Lương Thư, q.54 và Phù Nam truyện, năm 519 Rudravarman sai sứ giả dâng cho Trung Hoa tượng Phật gỗ chiên đàn của Ấn D9o65, Rudravarman là một vì vua Phật tử, tuân phụng Phật pháp, tín thành Tam bảo (Trích từ Phật giáo vùng Mê- Kông, lịch sử và hội nhập, tr.48-49)



Vào những năm 550, vua Rudravarman từ trần. Những năm 540 - 550, một phong trào quật khởi của anh em Bhavavarman và Citrasena (Trì Đà Tư Na) lãnh đạo nổ ra ở vùng lưu vực sông Mê Kông. Các cuộc chiến tranh cũng nổ ra ở nhiều nơi thuộc lãnh thổ Phù Nam hoặc phụ thuộc Phù Nam. Về sự kiện này, các sử lớn của triều Tuỳ, Đường đã chép như sau: Nước Chân Lạp nằm ở phía tây nam của Lâm Ấp, nguyên là một nước chư hầu của Phù Nam... Họ vua là Sát Lỵ hay Sát Lợi (Kshatrya), tên là trì Đà Tư Na (Citrasena); tổ tiên của ông đã dần dần phát triển quyền lực của xứ sở. Trì Đà Tư Na đánh chiếm Phù Nam và khuất phục nước đó (Tuỳ thư, Q. 82). Sách Tân Đường thư chép tỉ mỉ hơn: Vua Phù Nam đóng đô ở thành Đặc Mục (Vyadhapura: nghĩa là Thành phố người đi săn). Đột nhiên thành bị quân Chân Lạp đánh phá, nhà vua phải bôn tẩu về phía nam đến thành Na Phất Na (Navanagara) (Tân Đường thư, Q. 222).

Năm 550, Trì Đà Tư Na (Citrasena) là người thuộc một nhánh trong hoàng tộc Phù Nam trước đã được phong vương trị vì một thuộc quốc ở miền rừng núi Basaac (trung du sông Cửu Long ở Nam Lào ngày nay) đã bất ngờ tấn công kinh đô Đặc Mục (Vyadhapure) của Phù Nam. Việc kinh đô Đặc Mục thất thủ khiến cho Phù Nam từ giữa thế kỷ VI rơi vào một thời kỳ suy vong và sụp đổ hoàn toàn trong thế kỷ VII